Phanh (thắng) đĩa và những điều cần lưu ý

14:49 02/01/2020
Hệ thống phanh hay còn gọi là thắng xe máy có vai trò rất quan trọng khi giúp chiếc xe giảm tốc độ hoặc dừng lại một cách an toàn, tránh được những va chạm không mong muốn. Phanh (thắng) đĩa hiện nay đang được sử dụng rất nhiều ở các loại xe mới vì có đặc điểm chỉ cần một lực nhỏ tác động nhưng tạo ra lực phanh lớn hơn phanh tang trống thông thường. Chính vì vậy hôm nay Trung tâm sửa xe máy chuyên nghiệp Hồ Chí Minh sẽ hướng dẫn các bạn cách kiểm tra cũng như bảo dưỡng hệ thống phanh (thắng) đĩa đảm bảo sử dụng tốt, an toàn khi vận hành xe trên mọi nẻo đường.
 
Phanh thắng đĩa và những điều cần lưu ý - 1
Phanh (thắng) đĩa được sử dụng phổ biến

- Hiện nay, phanh đĩa (hay phanh dầu) được sử dụng phổ biến trên nhiều loại xe máy bởi những ưu Việt. Phanh đĩa thường trang bị ở bánh trước, tuy nhiên ở một số dòng xe phân khối lớn hay các dòng xe tay côn mới thì cả bánh trước và sau đều có như Yamaha Exciter 135, Honda SHi 150, Raider 150…

- Ưu điểm lớn nhất của phanh(thắng) đĩa là tạo lực phanh lớn nhờ ma sát của má và đĩa phanh thông qua lực dẫn động của dầu phanh. Lực phanh được dẫn động từ tay phanh đến dầu phanh và tiếp đến là piston đẩy má phanh ép vào đĩa, Khi nhả tay phanh, dầu phanh sẽ hồi về bình chứa và pison sẽ di chuyển ngược lại để không còn lực ép lên má phanh.

Những vấn đề thường gặp ở phanh đĩa

- Trong quá trình sử dụng, ngoài hiện tượng má phanh dễ bị mài mòn tự nhiên, trong hệ thống phanh dầu còn có một số hiện tượng khác như chai cứng bề mặt ma sát của má phanh, phanh kêu hay bị bó, giảm hiệu quả thậm chí mất chức năng khi phanh. 

- Dầu phanh thuộc nhóm hao mòn thông thường và cần được thay thế định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Hiện dầu phanh trên sửa xe máy thông thường sử dụng ký hiệu dầu DOT3, trên một số dòng xe sử dụng dầu DOT4. Dầu phanh không được sử dụng lẫn với các loại dầu khác bởi tính chịu lực và chịu nhiệt cao, điểm sôi cao. Phanh bị bó là hiện tượng thường gặp khi sử dụng phanh dầu.

- Trong quá trình sử dụng, nếu ngoại lực tác động làm cong vênh đĩa có thể dẫn đến bó phanh. Một nguyên nhân thường gặp nhất của hiện tượng bó phanh do dầu phanh có tính hút ẩm, khi hơi nước thâm nhập vào, không những làm biến chất dầu phanh mà còn làm ôxi hóa các chi tiết kim loại và gây trương nở các cuppen phanh, làm giảm chức năng hoạt động của cuppen. Khi cuppen phanh bị nở hoặc rách, hơi nước làm ôxi hóa bề mặt piston và xi-lanh phanh dẫn đến hiện tượng bó kẹt, vì vậy rất cần thiết bảo dưỡng định kỳ.

 
Phanh thắng đĩa và những điều cần lưu ý - 2
Đĩa bị mài mòn sau thời gian dài sử dụng

Phanh thắng đĩa và những điều cần lưu ý - 3
Má phanh cũ và mới

Phanh thắng đĩa và những điều cần lưu ý - 4
Piston phanh đĩa bị rạn, nứt.

- Sẽ rất mất an toàn khi phanh bị bó hoặc sử dụng phanh đĩa không đúng cách, đặc biệt với các lốp xe có đường kính nhỏ. Khi phanh xe ở tư thế không thẳng lái trên bề mặt đường trơn rất dễ gây hiện tượng trượt xe dẫn đến bị ngã.

Nên kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ hệ thống phanh (thắng) đĩa:

- Người sử dụng nên kiểm tra thường xuyên và bảo dưỡng xe định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với hệ thống phanh đĩa. Nên thay thế dầu phanh sau mỗi 20.000 km hoặc sau 2 năm sử dụng. Do kỹ thuật tháo lắp phanh đĩa và thay dầu phanh đặc biệt hơn các loại phanh cơ thông thường nên nếu bạn không có kiến thức hoặc thiết bị chuyên dụng thì hãy mang xe đến những trung tâm, tiệm sửa xe máy có uy tín để được kiểm tra và thay thế đúng quy cách tránh gây hư hỏng thêm.

- Nếu bạn đang ở thành phố Hồ Chí Minh và đang có rắc rối về hệ thống phanh đĩa với chiếc xe máy của mình thì hãy mang ngay đến trung tâm sửa xe máy chuyên nghiệp của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn cũng như khắc phục nhanh chóng chất lượng với chi phí tốt nhất. Ngoài ra trung tâm chúng tôi còn cung cấp thêm các dịch vụ khác như sửa xe tay gavệ sinh kim phun xăng điện tửlàm nồi xe tay ga
sửa chữa xe máy.
 
 
SUAXECHUYENNGHIEP.VN là thành viên của shop2banh.vn
Chuyên phụ tùng, đồ chơi xe máy
Tư vấn liên quan